Các chuyên gia thuộc đại học Manchester (Anh) cho biết, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ y tế của hơn 40.000 thanh thiếu niên dưới 17 tuổi, họ đã xác định được nguy cơ rối loạn các chức năng trong cơ thể của trẻ được sinh ra có trọng lượng thấp hơn 2,27 kg lên đến 63% và trẻ sơ sinh có trọng lượng cao hơn 4,54 kg là 60%.
Trưởng nhóm nghiên cứu, bà Kathryn Abel cho biết một thai nhi không khỏe sẽ có những phát triển thiếu bình thường và đó là nguyên nhân khiến cho đứa trẻ khi chào đời có nguy cơ bị rối loạn các chức năng và mắc hội chứng tự kỷ.
Trong khi nghiên cứu đang được thực hiện nhằm xác định chính xác về nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với chứng tự kỷ, số lượng người mắc bệnh này ngày một gia tăng. Theo ước tính của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Mỹ, trung bình 88 trẻ em, có 1 trẻ bị mắc chứng tự kỷ và tỷ lệ phát triển căn bệnh này ở các bé trai hơn gấp 4 lần các bé gái.
Trong khi nghiên cứu đang được thực hiện nhằm xác định chính xác về nguyên nhân và biện pháp khắc phục đối với chứng tự kỷ, số lượng người mắc bệnh này ngày một gia tăng. Theo ước tính của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Mỹ, trung bình 88 trẻ em, có 1 trẻ bị mắc chứng tự kỷ và tỷ lệ phát triển căn bệnh này ở các bé trai hơn gấp 4 lần các bé gái.
Chứng tự kỷ là tổng hợp của một loạt rối loạn chức năng trong phát triển, bao gồm các trạng thái như hội chứng Asperger và hội chứng Rett. Các trạng thái này rất khó phát hiện và việc chẩn đoán thường thiếu chính xác đối với trẻ em 2 hoặc 3 tuổi. Theo chuyên gia Abel, việc chữa trị chứng tự kỷ là rất khó khăn và các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu sâu hơn để tìm ra giải pháp đối phó với hội chứng này.
Abel cho biết bước đầu tiên mà các chuyên gia cần thực hiện, đó là phải nghiên cứu sâu hơn đối với sự phát triển của thai nhi, xác định chính xác về mối liên quan và những tác động của bào thai đối với não bộ của trẻ sơ sinh trong quá trình phát triển. Và một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng đó là theo dõi tình trạng và sự phát triển lành mạnh của các bà mẹ khi mang thai.
Tin liên quan: